Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

Bí Quyết Đưa Mực Vào Da Để Chân Mày Bong Không Mất Sợi

Bí quyết đưa mực vào da đúng cách để chân mày điêu khắc bong không bị mất sợi

Điêu khắc mày là công nghệ thẩm mỹ mới được ứng dụng trong 1-2 năm gần đây. Thế nên, một số trung tâm, cơ sở phun xăm vẫn chưa cập nhật đầy đủ các kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm thực hiện. Điều này vô tình làm khó những bạn học viên mới, bởi nếu chẳng may xuất hiện lỗi sẽ không biết xử lý ra sao.
Theo khảo sát của Miss Tram Academy, một trong những lỗi các bạn gặp nhiều chính là mày điêu khắc sau bong bị mất sợi. Vậy chúng ta cần chú ý những gì trong quá trình thực hiện để tránh gặp phải tình trạng này?

Mày điêu khắc và lỗi mất sợi sau bong

Sau khi điêu khắc, khoảng 3 - 5 ngày là lớp mực ngoài da sẽ bắt đầu bong tróc hết đi, lúc này mày sẽ hiện rõ dáng cùng màu sắc tự nhiên nhất. Mày điêu khắc thành công phải là một đôi chân mày có đường nét hài hòa, đậm nhạt đúng chỗ, sợi mày dày đặn đan xen theo lông mày thật. Điêu khắc sở hữu ưu điểm hơn hẳn các phương pháp phun xăm chính là ở chỗ mày làm ra trông vô cùng tự nhiên, thậm chí mày vừa đi mực xong nhìn vẫn không khô cứng hay quá sắc sảo.
Do phương pháp này sử dụng bút gắn lưỡi dao chuyên dụng và quá trình điêu khắc hoàn toàn dựa vào người nghệ nhân thực hiện nên nó đòi hỏi độ tập trung, tỉ mỉ cao. Chỉ cần sai lệch trong quá trình khắc sẽ khiến chân mày bị tổn thương, mực xuống không đều, không bám mực. Những lỗi này đều có thể dẫn đến trường hợp chân mày mất sợi sau khi bong tróc.
Nếu chân mày bị mất sợi, tính thẩm mỹ sẽ không còn, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả tổng thể gương mặt khách hàng, chính vì vậy bạn phải thật chú ý, nắm vững vàng thao tác điêu khắc.

Làm gì để tránh lỗi mày điêu khắc mất sợi sau khi bong?

Trước hết, bạn phải trang bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho quá trình thực hiện là lưỡi dao chuyên dụng cắm vào bút khắc. Lưu ý chúng ta phải có đủ cả bút khắc sợi lông mày thẳng và bút dành cho khắc sợi mày cong.

Các bước điêu khắc chuẩn nhất có thể miêu tả như sau:


Trước hết bạn dùng lưỡi dao khắc tròn để tạo sợi mềm mại ở phần đầu chân mày, sau đó khắc đến phần đỉnh và đuôi mày. Thao tác tay nên di chuyển linh hoạt, nhẹ nhàng xuôi về hướng sợi lông mày thật. Thực hiện xong các điểm này, bạn chuyển sang khắc sợi cho phần bụng mày.
Tiếp đến, chúng ta sẽ dùng lưỡi dao khắc xéo đi một lần nữa từ đầu đến đuôi. Thao tác này sẽ giúp mực thấm đều hơn vào từng sợi mày, hạn chế thấp nhất tình trạng mày mất sợi sau bong.
Ngoài các bước chuẩn này, quan trọng là bạn phải giữ lực tay ổn định suốt quá trình thực hiện, tránh để mực xuống không đều làm mày đậm nhạt lổ chổ. Mỗi một mũi dao đưa xuống phải thật dứt khoát, độ sâu hợp lý là 0,5 mm, đồng thời kết hợp tốt giữa 2 ngón cái và ngón trỏ để căng nhẹ vùng da ra, giúp đường khắc thấm mực đều.
Sau khi khắc xong, bạn phải kiểm tra kỹ càng từng đường khắc xem đã ăn mực chưa. Nếu thấy màu còn nhạt phải nhanh chóng dùng đến mũi dao xéo để khắc phết nhẹ ngược chiều, rồi dùng tăm bông chấm màu thoa theo chiều ngang của sợi chân mày. Chúng ta tiếp tục thực hiện theo cách này, đến khi chân mày được đảm bảo là đã lên màu đều khắp từ đầu đến đuôi mày. Nếu cơ địa khách hàng thuộc nhóm khó ăn màu, bạn có thể nhỏ dưỡng kích màu, ủ cẩn thận khoảng 1 phút rồi khắc lại để mày gom nét.
Chúc bạn thực hiện thành công! 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét