Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

Cách Xử Lý Chân Mày Điêu Khắc Không Lên Màu

Điêu khắc chân mày là một trong những công nghệ thẩm mỹ tiên tiến được nhiều người ưa chuộng trong thời gian gần đây. Do còn mới mẻ nên không ít KTV và học viên vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm để xử lý, nhất là với các tình huống lỗi xảy ra.
Một trong những lỗi thường gặp nhất khi điêu khác mày chính là mày không thấy màu hoặc mực bị loang. Vậy đâu là cách khắc phục hiệu quả tình trạng này, cũng như kỹ thuật điêu khắc mày cần chú ý gì để làm được chân mày đẹp chuẩn nhất?

Điêu khắc mày và những lỗi có thể xảy ra

Nếu như phun xăm thông thường sẽ sử dụng máy chuyên dụng thì điêu khắc sẽ dùng các mũi dao siêu nhỏ, ráp vào nhau khắc lên da để đưa mực vào. Kỹ thuật này có khả năng tạo nên chân mày tự nhiên, mỗi nét mực trông giống hệt như sợi mày thật. Khi điêu khắc, người thợ thực hiện sẽ canh chỉnh các góc giữa sợi lông mày sao cho thật nhỏ và phải đi theo chiều sinh trưởng của lông mày thật.
Mày điêu khắc có nhiều kiểu khắc khác nhau, bao gồm đi song song, tạo sợi đơn, sợi kép ngắn dài, sợi xương cá, hàng rào, phẩy sợị,... Trước khi thực hiện, bạn sẽ giới thiệu cho khách hàng các kiểu này và tư vấn loại phù hợp nhất với họ.
Cũng giống như phun thêu, mày điêu khắc sau 3-5 ngày sẽ bắt đầu bong tróc. Sau thời gian đầu, mày sẽ bắt đầu ổn định màu, sợi gom và rõ nét hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp mày sau khi làm xong hay bong ra không nhìn thấy màu, màu quá nhạt, có hiện tượng loang màu hay chuyển sang xanh.
Đối với các lỗi này, theo kinh nghiệm của Miss Tram Academy thì có thể do quá trình điêu khắc bạn đi không đều tay, không dứt khoát ở mỗi đường khắc dẫn đến nhấp dao. Chính vì vậy, mực xuống da không đều, da không ăn mực nên mày làm ra bị fail hoàn toàn.

Màu Loang Điêu Khắc Chân Mày Làm Thế Nào
Đối với tình huống mày điêu khắc không lên màu bạn xử lý theo hướng sau:
  • Chỉ nên đi 1 lần đầu, sau đó bạn dùng dao xéo nhét mực ngược lại từ 1 đến 2 lần
  • Bạn có thể dùng đầu tăm lấy một lượng mực vừa đủ và phết nhẹ theo chiều ngang chân mày. Cách này sẽ giúp mực thấm đều vào chân sợi mày nhanh hơn
  • Trường hợp vẫn chưa lên màu, hãy nhỏ 1 giọt kích màu. Cách này vừa giúp màu nhanh lên vừa có tác dụng chống chảy máu hiệu quả. Sau khi nhỏ xong, bạn thoa đều và ủ mày từ khoảng 30 giây - 1 phút, tiến hành khắc lại một lần nữa.

Kỹ thuật điêu khắc chân mày chuẩn nhất

Khi điêu khắc chân mày, bạn cần sử dụng loại dao khắc phù hợp với vùng da này. Thường thì dao khắc tròn, chữ U sẽ thích hợp hơn cả. Loại thiết bị này sẽ giúp bạn đi nét cong dễ dàng, tránh để mày bị chảy máu nhiều.
Trong quá trình khắc, hãy chú ý các kỹ thuật sau:
  • Cần cầm dao thật vững, tay còn lại dùng 2 ngón cái và ngón trỏ căng nhẹ vùng da thẳng ra giúp đường khắc mịn, mực xuống đều hơn
  • Cổ tay thả lỏng, lực xuống dao dứt khoát, mũi dao chạm vào da ở độ sâu khoảng 0.5mm
  • Khoảng cách giữa các sợi phải đảm bảo tầm 0.5mm, khắc đến đâu mực thấm đến đó thì kết quả sau cùng mày mới rõ và đều nét
  • Cần cân bằng lực tay từ đầu đến đuôi sợi mày, có như vậy mày mới lên đều mực, tránh tình trạng đứt nét hay chỗ đậm chỗ nhạt.
  • Ở vị trí 1/3 phần đầu chân mày, bạn chỉ dặm mực 1 lần để mày đậm dần về phía đuôi. Như vậy chân mày sẽ đạt độ tự nhiên nhất có thể.
  • Mày làm xong cần thực hiện vệ sinh, thoa vaseline để khóa màu và tránh nhiễm trùng cho khách.
Chúc bạn xử lý lỗi thành công và điêu khắc ra những chân mày đẹp hoàn hảo nhất - Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với học viện thẩm mỹ Miss Tram !

Nguồn: https://misstram.edu.vn/cach-xu-ly-chan-may-dieu-khac-khong-len-mau/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét